Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Viên cá sấu bột động lực giao nang - BỔ THẬN TRÁNG DƯƠNG, TĂNG CƯỜNG SINH LỰC

Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc số: 4080/2009/YT-CNTC

Viên cá sấu bột động lực giao nang là dòng sản phẩm cao cấp bổ trợ sức khỏe cho nam giới được dùng nguyên liệu chính là dương cụ cá sấu, phối hợp với những vị thuốc quý.
Căn cứ vào nguyên lý y học Trung Hoa, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất y dược hiện đại, công ty dược phẩm Áo Phúc Lai – Trung Quốc đã nghiên cứu, bào chế ra sản phẩm viên nang cá sấu, là phương thuốc có tác dụng hỗ trợ phục hồi lại chức năng vốn có mà trời đất đã ban cho.
Với thành phần đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe như:
- Dương cụ cá sấu: có tác dụng điều trị rối loạn cương dương, giúp bổ sung, kích thích cơ thể tạo testosterone nội sinh, làm gia tăng ham muốn một cách tự nhiên.
- Toả dương: chữa liệt dương, xuất tinh sớm, chưa kịp giao hợp tinh đã xuất.
- Huyết nai: chữa suy nhược thần kinh, di tinh, rối loạn sinh lý ở nam giới. Kết hợp với Đương quy Cam thảo có tác dụng bổ trợ cho sức khỏe.

Công dụng:
- Sử dụng hàng ngày để bổ sung khoáng chất và giúp cơ thể tạo testosterone nội sinh tự nhiên mỗi ngày.
- Sản phẩm là trợ thủ đắc lực cho các quý ông giúp bổ thận tráng dương, gia tăng sức khỏe tổng quát, tăng sức dẻo dai, nâng cao khả năng hoạt động thể lực và trí óc.

Liều dùng: - Bồi bổ sức khỏe: Ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên
- Điều trị yếu sinh lý: Ngày 1 lần, mỗi lần 3 viên
Lưu ý: Một số người sau khi uống sẽ có phản ứng khô miệng, đỏ mặt, đây là hiện tượng bình thường, sẽ tự động phục hồi. Sản phẩm này không phù hợp với trẻ em, phụ nữ có thai, những người cao huyết áp, bệnh tim.

Liên hệ mua hàng: Công ty cổ phần IMMC
Số 31, ngõ 40/2 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04.36228694 Fax: 04.36228529
Hotline: 0982226306

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Điều trị bệnh bạch biến

Điều trị bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là một bệnh tế bào sinh sắc tố ở da bị phá hủy khiến da mất đi lớp sắc tố melamin, do đó vùng da bị mất sắc tố trở thành màu trắng, có khi có những đốm nâu xen kẽ, lông hoặc tóc trên vùng da bị bạch biến cũng có màu trắng.

Bệnh bạch biến

Các đốm trắng này thường gặp ở lưng bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt,cổ, lưng, vùng sinh dục nhưng không bao giờ người ta thấy bạch biến ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc (có lẽ do các vùng này không có lông chăng?)

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh bạch biến hiện nay chưa rõ, người ta cho rằng bệnh bạch biến là một bệnh tự miễn khiến các tế bào sắc tố bị phá hủy. Bệnh bạch biến có tính chất di truyền vì có khoảng 30% người bị bạch biến có người trong gia đình cũng bị bệnh này.

Các yếu tố thuận lợi cho bệnh bạch biến phát sinh:

- Do stress: căng thẳng tinh thần trong cuộc sống, chấn thương tâm lý (sau tai nạn, sau thảm họa, người thân bị mất…)

- Do tiếp xúc với hóa chất: như phenol, thiol.

- Bệnh nhân đang mắc các bệnh khác như: bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu ác tính…

Điều trị:

Vì chưa biết nguyên nhân nên hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (cả đông y lẫn tây y) bệnh bạch biến. Các phương pháp điều trị chủ yếu là:

- Quang hóa trị liệu: dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng như uống hoặc bôi Psoralen + chiếu tia tử ngoại.

- Bôi corticoid để làm giảm miễn dịch tại chỗ da bị bạch biến.

- Nếu các phương pháp trên thất bại người ta có thể dùng phương pháp phẫu thuật ghép da, cấy tế bào sắc tố.

- Nên có cuộc sống thoải mái, yêu đời, ăn ngủ, làm việc, nghỉ ngơi có điều độ, tránh những căng thẳng trong cuộc sống. Việc điều trị rất lâu dài nên phải kiên trì, không nóng vội, nên lạc quan tin tưởng vì nếu thất vọng, chán nản bệnh sẽ càng nặng thêm.

BS NGUYỄN ĐÌNH SANG – Chuyên khoa bác sĩ gia đình, TT Y tế quận I

Ý kiến bạn đọc:

Bạn đọc: Trần Thị Kim Thoa
ĐT: 0986419986
Địa chỉ: P 209 B4 – Tập thể Khương Thượng – Đống Đa – Hà Nội.
Email: suongnguyentieu11246@yahoo.com.vn

Tôi đã đọc về các phương pháp chữa trị căn bệnh bạch biến, và tôi muốn đưa ra bài thuốc Nam chữa trị căn bệnh này:

Trước đây, khi 14 tuổi, tôi cũng đã bị bệnh này, nó ở trên đầu, có cảm giác hơi ngứa, màu da đầu chuyển sang bệch bệch và hơi hồng, tóc chỗ đó bị rụng gần hết. Tôi đã đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, bệnh viện của trường Đại học Y Thái Bình và cả mấy thầy Đông Y nổi tiếng ở vùng đó. Các bác sỹ đều kết luận là bệnh bạch biến và nói có uống thuốc cũng chỉ là thử nghiệm chứ chưa chắc đã khỏi được bệnh. Cho nên lúc đó tôi uống khá nhiều thuốc và chỉ toàn là thuốc bổ, cùng với Hà thủ ô. Khi về nhà, mẹ tôi mới nhớ ra chai thuốc Nam đã ngâm rượu từ lâu và lấy ra dùng. Vì có lần mẹ tôi đã nghe được các thầy lang nói rằng: lấy củ Riềng già, thái  mỏng phơi nắng, và đem sao vàng để nguội, sau đó ngâm với rượu trắng để trong thời gian 2- 3 tháng sau đó lấy ra xát vào da nơi nào bị bạch biến, hoặc lang ben thì sẽ chữa khỏi.

Sau một thời gian uống thuốc và xát nước riềng hàng ngày thì tóc tôi đã mọc trở lại, và bệnh cũng đã khỏi hẳn cho đến nay. Tôi nghĩ rằng, rất có thể phương thuốc dân gian này lại có tác dụng với những bệnh nhân bị bạch biến. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho nhiều người.

Theo Tuổi trẻ

Bệnh Thủy đậu – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh Thủy đậu – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra lây truyền rất nhanh. Thuỷ đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.


1. Thủy đậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster. Đa số trẻ em đều đã bị thuỷ đậu trước 15 tuổi, nhiều nhất từ 5 đến 9 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thuỷ đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ. Mùa đông xuân là thời gian các trường hợp thuỷ đậu xảy ra nhiều nhất.

2. Thủy đậu lây lan như thế nào?

Thuỷ đậu lây truyền rất nhanh. Nó rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình và giữa các học sinh cùng trường khi hít phải những giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và vết lở trên da người bệnh. Nó còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng giộp. Bệnh nhân có thể truyền bịnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn nước khô vảy.

3. Triệu chứng và dấu hiệu của thủy đậu?

Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 đến 21 ngày. Thuỷ đậu biểu hiện bằng sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh).

Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.

4. Điều trị thủy đậu ra sao?

- Điều trị thuỷ đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống ngứa chẳng hạn. Có thể dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).

- Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine.

- Chlorpheniramine, fexofenadine v.v. hoặc các loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng giảm ngứa. Hãy bàn luận với bác sĩ về các chọn lựa trong điều trị.

- Ngoài thuốc men, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng khác. Với trẻ nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.

Sau cùng, đối với một số trường hợp thuỷ đậu có thể dùng Acyclovir. Acyclovir là một thuốc kháng virus được sử dụng để rút ngắn thời gian của bệnh. Thuốc chỉ hiệu quả nếu được dùng sớm, trong thời gian từ 1 đến 2 ngày khi bắt đầu phát ban thuỷ đậu. Acyclovir thường được chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh kèm theo nguy hiểm (ví dụ lupus, đái tháo đường, người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch).

5. Các biến chứng có thể xảy ra?

- Thuỷ đậu có thể gây biến chứng. Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương.

- Nhiễm trùng da là biến chứng của thuỷ đậu thường gặp nhất ở trẻ em.

- Biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm những rối loạn ở tiểu não (rối loạn thất điều tiểu não, chóng mặt, run, rối loạn ngôn ngữ), viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong, có thể xảy ra do dùng aspirin ở trẻ em).

- Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS , lupus, bịnh bạch cầu, và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thuỷ đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sanh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.

6. Thủy đậu có thể phòng ngừa bằng vaccin?

Người đã bị thuỷ đậu sẽ có miễn dịch suốt đời và không bao giờ bị lại. Nhưng nhiều khi về sau, virus có thể bộc phát lên bề mặt trở lại dưới dạng zona (giời leo). Mục tiêu hiện nay của nhiều nước trên thế giới là làm sao tiêm phòng thuỷ đậu cho hầu hết các trẻ em. Chỉ cần tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi thứ hai (tiêm nhắc lại) lúc 4 tuổi. Đối với người lớn chưa bị thuỷ đậu, có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào. Phản ứng phụ khi tiêm phòng thuỷ đậu xảy ra không đáng kể. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch, đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH
Tham khảo: Medicine Net

Hiểu đúng về chống lão hoá da

Hiểu đúng về chống lão hoá da

Để xoá đi dấu ấn thời gian trên gương mặt, nhiều chị em không tiếc tiền cho các sản phẩm chống lão hoá hay cầu cứu tới dịch vụ spa, thẩm mỹ viện… Tuy nhiên, chị em lại thiếu kiến thức trầm trọng về sự tấn công lặng lẽ của quá trình này…

1. Axit AHA ăn mòn da mặt

Sai.

Axit AHA còn được gọi với cái tên đơn giản là axit trái cây. Nó được chiết xuất thành kem dưỡng da ban ngày, mặt nạ dưỡng da từ mía, cam, táo…

Loại axit này thực sự là người bạn thân thiết của sắc đẹp nhờ khả năng đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới và đồng thời loại bỏ các tế bào da chết (làm chậm lại quá trình lão hoá da).

2. Các chất chống ôxy hoá ngăn chặn các gốc tự do

Đúng.

Các gốc tự do thực chất là các phân tử được sản sinh ra từ sự hô hấp tế bào, stress, ô nhiễm môi trường và chế độ sinh hoạt kém khoa học. Do thuộc tính ôxy hoá rất cao nên các gốc tự do có thể phá huỷ hoàn toàn màng tế bào, gây ra sự lão hoá sớm.

Để ngăn chặn sự tích tụ các gốc tự do, ta cần cung cấp cho cơ thể các chất chống ôxy hoá như vitamin E (có nhiều trong trái cây, rau xanh, mầm ngũ cốc…), vitamin C (các loại trái cây như cam, bưởi, dâu tây, xoài…), betacaroten (có trong các loại trái cây, rau củ màu đỏ), trà xanh.

3. Collagen có sẵn trong cơ thể

Đúng.

Là một loại protein có chức năng chính là chất “keo” kết nối các mô trong cơ thể và tạo sự đàn hồi cho da, collagen thực sự rất quan trọng đối với sức khoẻ cũng như sắc đẹp của con người.

Theo năm tháng, sự sản xuất collagen trong cơ thể kém đi, da mất dần đi độ căng và sự đàn hồi, da chùng và nhão sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nếp nhăn lộ diện.

4. Liệu pháp trẻ hoá bằng Botox là liều thuốc độc

Đúng.

Botox hay độc tố botulinum được sử dụng để làm tê liệt các cơ bắp trong phẫu thuật mắt và não. Từ 10 năm đổ lại đây, botox xuất hiện ngày càng nhiều trong phẫu thuật thẩm mỹ để làm trẻ hoá làn da trong chốc lát.

Thực tế, botox không phải là thần dược như nhiều chị em nghĩ. Nó không có khả năng làm bạn trẻ đến 20 tuổi hay xoá các rãnh nếp nhăn bằng co rút cơ. Chính vì thế, chị em cần hết sực thận trọng khi sử dụng liệu pháp trẻ hoá này để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

5. Màng chắn nắng chống lại sự lão hoá da

Đúng.

Các tia cực tím UV là thủ phạm chính gây ra sự lão hoá sớm của da. Vì thế, trước khi sử dụng các loại kem chống lão hoá, cần bảo vệ làn da trước sự tấn công của ánh nắng mặt trời dù rằng bạn không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng hay không bao giờ phơi nắng đi chăng nữa.

Các loại kem dưỡng da ban ngày thường có chỉ số chống nắng SPF là 15 và thông thường các sản phẩm chăm sóc da ban ngày hiện nay đều có một chỉ số chống nắng nhất định.

6. Lượng vitamin C trong da tăng theo tuổi tác

Hoàn toàn sai.

So với làn da thông thường, tỉ lệ vitamin C ở làn da “có tuổi” bị cắt giảm tới 70%.

Vì thế, cần bổ sung gấp một chế độ ăn uống giàu vitamin C bởi vitamin này rất cần thiết cho sự sản sinh collagen và hạn chế các tác nhân gây hại từ tia cực tím.

7. Làn da của nam giới già nhanh hơn so với phụ nữ

Sai.

Làn da của nam giới thường nhờn và dày hơn của nữ giới. Chính nhờ sự khác biệt này nên cánh mày râu  bị tuổi già “hỏi thăm” muộn hơn so với chị em phụ nữ.

8. Cung cấp nước và dưỡng ẩm đều đặn là giải pháp tốt ngăn chặn lão hoá da

Đúng.

Thường xuyên cung cấp nước cho da mặt có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá da. Tốt nhất nên uống đủ nước mỗi ngày và sử dụng đều đặn các sản phẩm dưỡng ẩm (dạng kem, sữa hoặc mousse).

Theo Khiết Linh – dantri.com.vn

Tây y với bệnh Zona

Tây y với bệnh Zona

Zona là một bệnh ngoài da thường gặp. Nếu tính thời gian trong suốt cuộc đời thì tỷ lệ người mắc bệnh có thể lên tới 20% dân số. Bệnh có thể phát ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng.
Đa số bệnh nhân zona có tiền sử mắc bệnh thủy đậu từ bé. Virut gây bệnh zona cùng loài với virut gây bệnh thủy đậu có tên là virut varicella. Bệnh thủy đậu gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Sau khi bệnh thủy đậu đã khỏi thì một số virut varicella vẫn còn tồn tại ở trạng thái tiềm tàng, không gây bệnh, cư trú ở hạch thần kinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể, các sang chấn tinh thần… các virut này trở lại trạng thái hoạt động, nhân lên, phát triển ra các đầu dây thần kinh cảm giác và gây bệnh.


Lúc đầu bệnh nhân thường bị đau rát hoặc cả đau và rát ở một vùng da và tổ chức dưới da ở một bên thân thể. Nhiều bệnh nhân còn bị giật nhoi nhói từng cơn ở các vùng da này. Cảm giác đau rát tồn tại khoảng 1-3 ngày thì tại vùng da này sẽ nổi lên các mụn nước, tập trung thành từng chùm, nếu không điều trị kịp thời thì sẽ phát triển thành các bọng nước. Lúc đầu tổn thương chỉ có các đám nhỏ phân bố rải rác thành một dải, nếu không điều trị thì các mảng nhỏ này lan rộng ra và liên kết với nhau thành một mảng tổn thương lớn khu trú ở toàn bộ một vạt da ở một bên thân thể: cả một vùng ngực hoặc cả một vùng mạng sườn… Khi chưa có tổn thương da thì việc chẩn đoán bệnh thường gặp nhiều khó khăn. Khi bệnh nhân chỉ có đau ở vùng liên sườn bên trái thì rất dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực. Đau ở vùng hố chậu phải có thể chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa. Đau ở vùng mạng sườn hay bị nhầm với bệnh lý của gan, dạ dày , ruột, thận… Đau ở vùng mắt hay nhầm với bệnh lý về mắt. Có những bệnh nhân bị đau đầu dữ dội một bên trước khi phát tổn thương da của zona thần kinh sọ não thì bệnh nhân rất lo lắng và đôi khi đã phải chụp CT sọ não để loại trừ các bệnh khác.

Về chăm sóc da tại chỗ: Tuyệt đối không gãi, cạo, xát chanh, xát muối, đắp đỗ xanh, gạo nếp. Nếu làm như trên sẽ làm cho tổn thương trở nên sâu hơn, lan rộng hơn và đặc biệt gây nhiễm trùng, loét. Bệnh nhân vẫn có thể tắm được hằng ngày nhưng không được xát xà phòng trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Không cần kiêng ăn uống.

Thuốc điều trị

Nếu điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đủ liều thì sẽ để lại nhiều biến chứng. Thời gian để trị liệu cho kết quả tốt nhất là 48 giờ sau khi có tổn thương da. Trong vòng một tuần thì kết quả chậm hơn nhưng vẫn tốt. Nếu để muộn quá thì kết quả điều trị kém và có thể để lại các di chứng như: đau kéo dài nhiều tháng, nhiều năm thậm chí có những người đau kéo dài đến hết cuộc đời, đặc biệt ở những người cao tuổi. Nếu zona gây tổn thương nhánh mắt dây thần kinh số V (được chẩn đoán là zona mắt) thì có thể gây giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn. Nếu zona gây tổn thương dây thần kinh số VII (Hội chứng Ramsay Hunt) có thể gây liệt mặt, méo mồm. Các biến chứng khác có thể gặp như: loét, sẹo lồi…

Tại chỗ : khi tổn thương còn mụn nước, tiết dịch nhiều thì không nên bôi các loại thuốc mỡ vì sẽ làm tăng phù nề tại tổn thương. Nên bôi các loại dung dịch như jarish, dalibour, dung dịch kháng sinh, xanh methylen, castelani…, sau 5-7 ngày tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir ngày 3-5 lần.

Toàn thân : bệnh nhân bắt buộc phải uống đủ liều kháng sinh diệt virut dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Kháng sinh là acyclovir uống 1 lần 800mg x 5 lần trong 1 ngày, cách 3 giờ uống 1 lần. Thời gian uống thuốc là 7 – 8 ngày liên tục. Thuốc có tác dụng phụ là nôn hoặc tiêu chảy ở 3 – 5% các trường hợp. Khi có tác dụng phụ bệnh nhân phải đến khám lại ngay. Thuốc acyclovir không dùng cho bệnh nhân suy thận, trong trường hợp này có thể sử dụng điện châm cũng đạt được kết quả rất tốt ở nhiều bệnh nhân. Nếu đau quá có thể dùng thuốc giảm đau. Nếu có điều kiện thì có thể chiếu tia laser Helinion tại chỗ để tổn thương da chóng lành và góp phần hồi phục tổn thương dây thần kinh. Trong giai đoạn bệnh đang tiến triển có thể tiêm gama globulin 16% để tăng cường miễn dịch. Những bệnh nhân đau rát nhiều và mức độ đau giảm ít sau điều trị acyclovir thì có thể uống thêm các thuốc giảm đau thần kinh như lyrica, gabapentine, carbamazepine, amitriptyline nhưng phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Zona thường không tái phát, không gây tổn thương các phủ tạng và não.

Vấn đề lây nhiễm zona

Virus Varicella Zoster có thể truyền qua rau thai. Trên thực tế chúng tôi thấy một số trường hợp bị zona sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu hoặc bệnh nhân zona. Ngược lại cũng có trường hợp con của một số bệnh nhân zona mắc thủy đậu sau vài tuần.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bệnh da mùa nóng

Bệnh da mùa nóng

Mùa nóng trẻ dễ bị hăm, nhọt, nấm do đổ mồ hôi nhiều vì trẻ bị ủ ấm và mặc tã giấy lâu. Có trẻ nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng máuTrong những ngày gần đây, nhiệt độ cao nhất trong ngày dao động từ 35 o C – 37 o C. Thời tiết nóng nực làm cho cả trè em lẫn người lớn đều rất dễ mắc các bệnh về da, nhất là nhiễm trùng da.

Trẻ nhiễm trùng da do bị ủ ấm

Tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TP.HCM, các bác sĩ thường gặp nhất là trẻ bị nhọt và hăm, lở các kẽ da do thời tiết nóng. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hương, Trưởng Khoa Nội Tổng hợp, cho biết mặc dù trời nóng, nhưng còn rất nhiều bà mẹ khi thấy con ho, sổ mũi là lại mặc cho con áo trong, áo ngoài, vớ, nón đầy đủ. Trong khi đó, các bé ra mồ hôi nhiều sẽ ngứa ngáy, gãi nhiều, thêm vào đó da trẻ mỏng, mẫn cảm nên dễ bị đỏ, ngứa nhưng các bé chưa tự vệ sinh cá nhân được nên rất dễ nhiễm trùng da. Đầu tiên chỉ là những mụn rôm sảy nhỏ, vết xước trên da hoặc đôi khi chỉ là nốt muỗi đốt nhưng khi bội nhiễm sẽ trở thành nhọt, cụm nhọt nhiều nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ.

Các bà mẹ không để ý hoặc cho rằng không sao, nhưng vài ba ngày sau, thấy bé đỏ da toàn thân kèm sốt, sưng hết mặt và toàn thân, thậm chí khi các bà mẹ phát hiện thì các mụn đỏ đã trở thành những mụn mủ sưng tấy ở xung quanh, nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng máu đòi hỏi điều trị khá tốn kém, thời gian chăm sóc rất lâu. Đã có những bệnh nhân bị đa nhọt, viêm mô tế bào ăn sâu vào trong da.

Còn đối với nhũ nhi, các bà mẹ lại hay có thói quen mang tã giấy cho tiện lợi nên bé dễ bị hăm, lở vùng bẹn, bìu, kèm nhiều mụn ở mông, thêm trời nóng kết hợp với phân và nước tiểu sẽ làm da bé bị nhiễm trùng. Trường hợp các bé bị thủy đậu (trái rạ), nhiều bà mẹ còn thói quen cử nước cử gió, bắt bé mặc đồ quá kín nên các nốt phỏng bị bội nhiễm mưng mủ và làm cho bệnh càng nặng hơn… Bác sĩ Nguyễn Thanh Hương khuyên các bà mẹ nên nhớ  vệ sinh da thường xuyên, nhất là sau khi bé tiêu tiểu; không dùng những loại xà bông có độ tẩy cao; trẻ cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, tắm rửa và thay quần áo. Chú ý lau thật khô, thay tã thường xuyên và không quên thoa phấn cho trẻ.

Đặc biệt khi da bé bị bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc bất kỳ nào đó bôi lên da trẻ bởi vì nếu sử dụng không đúng chỉ định, bệnh không bớt mà có thể nặng hơn hoặc có khi làm trẻ bị ngộ độc.

Người lớn dễ bị nấm da và mụn

Còn ở người lớn, theo bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Khoa Khám bệnh - BV Da liễu, bệnh da liễu thường gặp vào mùa nóng là nấm (lác đồng tiền), đặc biệt là nấm kẽ tay, kẽ chân ở những người làm việc trong môi trường ẩm, thường xuyên tiếp xúc với nước. Những người mang giày kín suốt ngày, không thay vớ thường xuyên cũng tạo điều kiện cho bệnh nấm chân xuất hiện. Triệu chứng thường thấy là ở bàn chân hoặc gót chân có những mảng da màu đỏ, vết nứt hay những mụn nước. Nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu tiếp tục tiếp xúc với không khí ẩm có thể bị bội nhiễm làm bàn chân sưng tấy, có mụn mủ, bóng mủ và kèm theo sốt.

Bác sĩ Nguyễn Văn Út, Phòng Khám Da liễu - BV Nguyễn Tri Phương, cũng ghi nhận bệnh nấm kẽ chân thường gặp ở nam, viêm kẽ thường gặp ở các kẽ ngón, đặc biệt kẽ ngón 4 và 5. Tổn thương trên có thể bị bội nhiễm vi khuẩn có mụn mủ, bóng mủ, sưng tấy bàn chân, nổi hạch háng và sốt. Còn nấm bẹn cũng xuất hiện ở nam nhiều nhưng tập trung ở những người thường xuyên  đổ mồ hôi nhiều hay mặc đồ ẩm ướt. Sang thương thường ở nếp gấp hai bên đùi. Từ một bên bẹn, nấm lan sang bên kia lên mông, thắt lưng và bệnh nhân thấy ngứa khi ẩm ướt. Còn nấm thân là những đốm hồng ban, có mụn nước ở rìa, gây ngứa nhiều khi ra nắng hoặc khi ra mồ hôi. Đối với những người đang có mụn, thời tiết nóng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn nếu giữ vệ sinh kém.

Không nên tự ý thoa thuốc

Những bệnh ngoài da không nặng nhưng diễn tiến nhanh trong môi trường ẩm ướt và bội nhiễm nặng do thiếu vệ sinh. Bác sĩ Trần Ngọc Ánh khuyên mọi người cần giữ cơ thể khô, thoáng vào mùa nóng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong môi trường ẩm. Nấm được điều trị chủ yếu bằng thuốc, bệnh thường kéo dài đòi hỏi người bệnh cần kiên nhẫn. Bác sĩ Nguyễn Văn Út cũng khuyến cáo khi phát hiện những đốm tổn thương hay những vết ngứa trên da cần đi bác sĩ ngay, không nên gãi sẽ làm vết loét rộng hơn. Khi đó, việc điều trị sẽ kéo dài, có khi hàng tháng trời, chưa kể khi lành vết thương có thể  để lại sẹo. Đặc biệt, những người thường tiếp xúc với ánh nắng mùa nóng thì vết thương càng dễ bị thâm khi lành. Ngoài ra, nên tránh dùng thức ăn kích thích, cay  nóng. khi thấy ngứa, nổi mụn thì không nên tự ý mua thuốc để uống và bôi theo kinh nghiệm bản thân hoặc do bạn bè, người thân mách bảo.

Theo Người lao động